Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là căn bệnh ngoài da không có khả năng truyền nhiễm nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc của người bệnh : Họ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, không tự tin về hình thức khi giao tiếp với mọi người xung quanh...




Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà tỷ lệ da bị ảnh hưởng có thể từ 2% đến hơn 90% trên khắp cơ thể.

Do những tế bào ở vẩy có xu hướng tăng sinh khá nhanh, nên khi chúng chưa rụng hết thì những lớp vẩy khác xuất hiện và lớp mới xếp chồng lên lớp cũ gây nên hiện tượng da cộm lên trông sần sùi và thô ráp.

Bệnh này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, quanh tai, da đầu … nên gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của họ.




Các nguyên nhân gây ra vẩy nến

- Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vảy nến thường có nguyên nhân là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Có nghĩa là một số tế bào miễn dịch đúng ra phải tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh như: vi khuẩn, virus… thì chúng lại tác động vào chính các tế bào biểu bì trên da, làm cho các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

- Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

- Yếu tố di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con.

- Yếu tố tâm lý (stress): Môi trường sống, công việc căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi, cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

- Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

- Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

- Ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể, nhưng cũng luôn ẩn chứa các hiểm họa như tia tử ngoại. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vẩy nến mà còn có thể bị ung thư da.

- Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến

– Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

– Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.

– Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.
Chia sẻ Google+
    Google+
    Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét