Bệnh vẩy nến móng tay

Bệnh vẩy nến được biết đến từ thời thượng cổ và được khoa học gọi tên là Psoriasis, bệnh ngoài da này khá phổ biến ở nước ta.

Bệnh vẩy nến được phân loại thành các thể khác nhau như vẩy nến thể giọt, thể mủ, thể khớp, thể mảng và thể móng… Dạng bệnh vẩy nến thể móng là một dạng thường gặp nhất, xuất hiện nhiều ở móng tay, móng chân.

Biểu hiện của bệnh vẩy nến móng tay

 Bệnh vẩy nến móng tay nói riêng và vảy nến nói chung thì nguyên nhân gây bệnh được xác định là do các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…

Biểu hiện của bệnh vẩy nến móng tay

Vảy nến ở móng là một dạng vảy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vảy nến đã từng gặp vảy nến ở móng tay hay móng chân. Khi nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng bệnh vảy nến như ở móng của bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân, các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.

Điều trị bệnh vẩy nến móng tay

Việc bị vẩy nến ở móng tỉ lệ phục hồi lại móng như ban đầu rất thấp. Vì thế mục tiêu điều trị với những bệnh nhân bị vẩy nến móng là: Giúp cải thiện triệu chứng cũng như ngăn chặn lại làm cho tiến trình bệnh không nặng lên.Vì vậy, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên họ kiên trì điều trị, thậm chí chấp nhận “chung sống hòa bình với bệnh”.

Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị vẩy nến. Bệnh vảy nến có lây không? Bệnh vảy nến ở móng hay kể cả bệnh vảy nến nói chung thì bệnh không phải gây ra do vi khuẩn, virut hay nấm nên không có khả năng lây lan. Nhưng bệnh nhân cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý dùng thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron… nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị vảy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc còn có các tác dụng phụ tai hại.

Điều trị tại chỗ: Dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng để chữa căn bệnh thường gặp này như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade… Thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể nặng hơn, vì vậy nên hạn chế dùng.

Nếu vảy nến ở móng gây thương tổn và móng tay và móng chân bạn khiến chúng bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…Bạn nên dùng điều trị một số thuốc bong vẩy để bong vẩy. Riêng đối với móng chân, bạn nên dùng dibrosalic và băng bịt lại ở móng sau khi bôi để làm móng giảm dần độ dày. Bạn nên dùng thuốc toàn thân như biotin, bepanthen vì đây là thuốc kích thích móng mọc ra, cải thiện móng.

Chúng tôi có bài thuốc đông y gia truyền đặc trị bệnh vảy nến các thể. Với bệnh vẩy nến móng tay, chỉ sau 2 tháng uống thuốc và bôi thuốc, móng mới sẽ mọc lại và da tay mềm mại nhanh chóng. Đặc biệt, với kinh nghiệm chữa vẩy nến lâu năm, phương thuốc của chúng tôi đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, hầu hết đều không phải dùng lại thuốc vì bệnh khỏi hẳn không tái phát.
Chia sẻ Google+
    Google+
    Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét