Bệnh vẩy nến có lây không ?

Trong một số năm gần đây, số người mắc phải bệnh vẩy nến tăng cao, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh vẩy nến có lây không?  Vì thiếu hiểu biết về căn bệnh này mà khiến nhiều người bị vẩy nến bị những người xung quanh xa lánh, kì thị vì sợ tiếp xúc bị lây nhiễm. Sau đây là câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng trưởng khoa da liễu của bệnh viện Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh về vấn đề này.



Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng : Xin chào mọi người! Tại bệnh viện Da liễu TP HCM mỗi ngày chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều các bệnh nhân mắc phải bệnh vảy nến, và rất nhiều bệnh nhân có chia sẻ với chúng tôi về việc người thân sợ bị lây nhiễm mà không tiếp xúc hay quan tâm. Nhiều trường hợp trớ trêu cả con mình còn xa lánh chính bậc làm cha làm mẹ vì sợ lây nhiễm căn bệnh này. Rất nhiều trường hợp do không hiểu biết mà dẫn tới sự sai lệch trong suy nghĩ và hành động của con người.

Tôi xin được nói rõ là "bệnh vẩy nến không hề lây nhiễm qua tiếp xúc". 

Trước tiên tôi xin được nói sơ qua về bệnh vẩy nến, đây là bệnh hình thành do sự rối loạn điều tiết tạo nên màng ngăn nằm trên lớp biểu bì dưới da, làm các tế bào dưới da sản sinh nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết đi. Tuy nhiên một số lượng lớn tế bào cùng chết đi một lúc làm cho các tế bào chồng lên nhau và nổi thành từng đám vẩy trắng có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.


Đi sát hơn về thắc mắc bệnh vẩy nến có lây không? Thì mọi người sẽ cùng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân mắc nhiễm căn bệnh này ngay sau đây để biết xem bệnh vẩy nến có lây nhiễm không nhé.
Do rối loạn hệ miễn dịch:  Cơ địa mẫn cảm dễ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn người bình thường, khi các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, vi rút, nấm....thì các tế bào bảo vệ trong cơ thể thay vì thực hiện nhiệm vụ diệt yếu tố lạ lại tác động chủ yếu vào biểu bì da, khiến cho tế bào này chết đi một cách ồ ạt.
Do nhiễm khuẩn: Vẩy nến có thể xuất hiện do bạn sinh hoạt vệ sinh không đúng cách, hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn gây tổn thương da, dễ dàng thay đổi cấu trúc dưới da. 
Do di truyền: Theo khảo sát thống kê có tới 40% trường hợp bố mẹ bị bệnh vẩy nến di truyền sang thế hệ con cháu.
 Do tác dụng phụ thuốc tây: Nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc tây trị bệnh mà không cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ, sẽ gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc trong đó có bệnh vẩy nến. Nhất là các loại thuốc có nguy cơ cao như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.
Do tâm lý căng thẳng: Những người thường xuyên sống và làm việc trong một môi trường căng thẳng cao, tâm lý lo lắng, thức khuya nhiều cũng là nhân tố khởi phát bệnh vẩy nến. 
Do tiếp xúc ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoài ( UV) có khả năng làm thay đổi cấu trúc bình thường dưới da gây bệnh vẩy nến. 
Do chấn thương thượng bì: Những vùng da bị tổn thương do tai nạn hay vì nhiều lý do nếu như không được điều trị kịp thời  sẽ có nguy cơ cao gây bệnh vẩy nến. 
Do nguyên nhân khác: Việc sống trong môi trường ô nhiễm, có chứa chất phóng xạ cao, hay những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh cũng là yếu tố dẫn tới bệnh vẩy nến. 
Chính vì những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến từ môi trường bên ngoài không liên quan gì tới việc tiếp xúc với người bệnh nên mọi người không nên quá lo lắng khi tiếp xúc hay sinh hoạt chung với những người mắc bệnh vẩy nến. 
Chia sẻ Google+
    Google+
    Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét