Bệnh vẩy nến da đầu

Viện Da liễu Trung Ương đã thống kê được rằng trong số người bị bệnh vẩy nến thì các trường hợp vẩy nến da đầu chiếm tỷ lệ 60%, điều này cho thấy hiện nay vảy nến da đầu khá phổ biến. Đặc biệt, việc điều trị vẩy nến da đầu thường kéo dài nên người bệnh cần kiên trì thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Biểu hiện của bệnh vẩy nến da đầu

 Bệnh vẩy nến da đầu là một dạng của bệnh vẩy nến thể thông thường, một bệnh da mạn tính, thường phát triển mạnh khi trời lạnh, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính và da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên nhất với sự tróc vẩy và những mảng vẩy nến sưng đỏ, dai dẳng hơn vẩy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân tới điều trị vẩy nến da đầu ngày càng cao. Thông thường, người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ ràng, hơi gồ cao, nền cứng cộm, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy nến da đầu thường khi rơi ra thành từng mảng giống như gàu. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều,...Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh mà còn có thể liên quan đến một số bệnh lý quan trọng khác: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch,....Vậy việc điều trị của bệnh vẩy nến da đầu người ta dùng biện pháp nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu

Chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu thường dễ khi thương tổn điển hình hoặc thấy có kèm theo thương tổn vẩy nến ở vị trí khác. Những trường hợp thương tổn mới xuất hiện, chỉ khu trú ở da đầu, giới hạn của thương tổn không rõ với da lành thì khó chẩn đoán xác định, dễ nhầm với bệnh chàm da mỡ, nấm da, cần phải làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.

Da đầu là vị trí xuất hiện thương tổn sớm và thường bị tổn thương ở bệnh nhân bị benh vay nen. Vùng da đầu cũng chỉ là một trong những vị trí xuất hiện của thương tổn vẩy nến. Thương tổn vẩy nến ở da đầu thường có khuynh hướng lan ra phía trước, ở trán tạo thành hình móng ngựa. Những trường hợp nặng, thương tổn lan rộng khắp da đầu và vẩy da có thể bao phủ toàn bộ da đầu. Tóc ở thương tổn vẩy nến vẫn mọc bình thường, xuyên qua các lớp vẩy da kể cả những trường hợp bệnh nặng.

Thương tổn vẩy nến ở da đầu có những đặc điểm chung giống như những thương tổn vẩy nến ở vùng da nhẵn. Đó là những mảng dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên phủ nhiều vẩy da màu trắng ngà dễ bong. Tuy nhiên, do da đầu có những đặc điểm riêng là vùng da mỡ, có tóc, hở ra ngoài, dễ nhạy cảm và dễ bị kích thích. Cho nên, thương tổn vẩy nến ở da đầu thường tồn tại dai dẳng hơn, vẩy da được giữ lại lâu hơn tạo thành lớp dày gây ngứa, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Điều trị bệnh vẩy nến da đầu

Các phương pháp điều trị benh vay nen da dau thông dụng hiện nay chủ yếu là điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi hoặc chiếu tia cực tím, những trường hợp nặng có thể phối hợp với điều trị toàn thân. Tuy nhiên, điều trị vẩy nến da đầu rất phức tạp vì tóc gây khó khăn cho việc bôi thuốc và cản trở tia cực tím tới da đầu.

Hiện nay điều trị vẩy nến da đầu bằng cách sử dụng các phác đồ điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Thường dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để chữa trị hiệu quả vẩy nến vì vừa điều hòa hệ miễn dịch cơ thể, vừa tác động được lên vùng da bị bệnh.

Hiện có 3 giải pháp điều trị cơ bản là dùng thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đông y và quang hoá trị liệu. Các thuốc điều trị có tác dụng ức chế sự tăng sừng của da..., tuy nhiên, thường gây mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến gan, thận... Hiện nay, nhiều phòng khám có xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, để hỗ trợ điều trị vẩy nến nói chung, vẩy nến da đầu nói riêng.

Để việc điều trị vẩy nến hiệu quả, bệnh nhân cần uống thuốc đông y thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tâm lý tự ti, mặc cảm với mọi người...và có chế độ bảo vệ da hiệu quả, tránh hóa chất, ánh nắng...Bạn có thể đến bệnh viện da liễu để khám và được tư vấn cụ thể hơn.   
Chia sẻ Google+
    Google+
    Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét