Bệnh vẩy nến toàn thân

Theo đánh giá của các chuyên gia về da liễu thì bệnh vẩy nến toàn thân là một thể vẩy nến ở giai đoạn khá nặng. Do vùng da bị bệnh đã lan ra toàn thân nên người bệnh rất khó chịu, cần tránh cào gãi xây xước làm xuất hiện nguy cơ nhiễm khuẩn cao.


Bệnh vẩy nến thể đỏ da toàn thân thường tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng của các thể nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid đường toàn thân. Đối với thể này, da của bệnh nhân đỏ căng, tróc vẩy, chảy nước, toàn thân đỏ như con tôm luộc khiến họ đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch…

Biểu hiện của bệnh vẩy nến toàn thân

Rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, methotrexat…) hoặc kết hợp với các loại kem bôi có tác dụng chống viêm, bạt sừng (kem có salicylic, goudron, corticoid…), nhưng chúng chỉ mang lại kết quả không bền vững, bệnh dễ tái phát. Ngoài ra, điều trị vẩy nến bằng PUVA (quang hóa liệu pháp) hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát là 40% hoặc hơn… Tất cả các phương pháp điều trị trên đều có thể gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da…

Ngoài việc chữa bệnh theo Tây y thì các bài thuốc dân gian, thuốc nam cũng là một sự lựa chọn rất tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến toàn thân. Hiện nay, để tăng cường hiệu quả điều trị, các bác sĩ và bệnh nhân thường lựa chọn phương pháp trong uống- ngoài bôi (nội ẩm - ngoại đồ), đó là dùng phối hợp thuốc nam đường uống với các kem thảo dược bôi ngoài da.

Việc điều trị bệnh vảy nến thường phải kiên trì và có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và chịu khó kiêng khem các món ăn tanh, cay nóng và các chất kích thích, đồ uống có cồn...
Chia sẻ Google+
    Google+
    Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét